Hội nghị giao ban nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Ngày 09/6/2015, Tại Sóc Trăng, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị giao ban “tình hình triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ 5 tháng đầu năm và bàn giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2015 các tỉnh ven biển phía Nam”. Tới dự hội nghị có đại diện các cơ quan quản lý thủy sản, Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư các tỉnh ven biển phía Nam, đại diện các hội, hiệp hội nuôi tôm, doanh nghiệp và các cơ quan thông tấn, báo chí. Ông Nguyễn Huy Điền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và ông Trần Đình Luân – Phó Giám đốc sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng chủ trì Hội nghị.

hội nghị giao ban

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, trong 5 tháng đầu năm 2015, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, đặc biệt trong các tháng 4 và 5, nền nhiệt độ trong ngày tăng cao, mưa dông xuất hiện nhiều làm môi trường nuôi biến động, bên cạnh đó xâm nhập mặn đã lan rộng vào các kênh rạch nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh trên tôm nuôi phát triển như : đốm trắng, hoại tử gan tụy, phân trắng… Mặt khác giá tôm nguyên liệu giảm mạnh so với năm 2014 gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của người nuôi. Với những yếu tố bất lợi đó, tiến độ triển khai vụ nuôi tôm trong  tháng đầu năm chậm hơn so với kế hoạch, không đạt được các chỉ tiêu đề ra cả về diện tích lẫn sản lượng.

The ước tính, đến hết tháng 5/2015, toàn vùng đã thả nuôi 538.190ha (bằng 98,1% so với cùng kỳ), trong đó, tôm sú đạt 509.601ha, tôm thẻ chân trắng là 28.589ha. Sản lượng thu hoạch đạt 152.722 tấn (bằng 92,6% so với cùng kỳ), trong đó, tôm sú đạt 99.341 tấn, tôm chân trắng là 53.381 tấn.

Trong 5 tháng đầu năm, đã có sự chuyển dịch về cơ cấu đối tượng nuôi giữa tôm sú và tôm chân trắng, trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú tăng ở các loại hình nuôi quảng canh cải tiến và nuôi kết hợp, diện tích thả nuôi tôm chân trắng giảm.

Theo Cục Thú y, trong 5 tháng đầu năm 2015, tổng diện tích tôm nuôi nước lợ bị thiệt hại là 12.070,03ha (bằng 0,54% lần so với cùng kỳ năm 2014), trong đó diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh thiệt hại là 8.134,87ha, còn lại là diện tích nuôi quản canh, quảng canh cải tiến và tôm lúa. Trong các loại bệnh thì bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp chiếm tỷ lệ cao, ngoài ra còn các bệnh khác như đỏ thân, phân trắng, đường ruột, hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu, do môi trường thời tiết… Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết nắng nóng kéo dài; người nuôi chưa tuân thủ hướng dẫn kỹ thuật, xả thải không qua xử lý gây phát tán mầm bệnh; một số nơi tôm giống chưa đảm bảo chất lượng, còn mang mầm bệnh gây phát tán, lây lan; Tại một số địa phương, công tác thú y thủy sản còn hạn chế, chưa được đầu tư thích đáng và triển khai chưa quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh…

Tại Hội nghị, các đại biểu cho rằng, sở dĩ diện tích thả nuôi hiện nay thấp và chưa đạt là do người dân còn thận trọng do giá tôm thương phẩm trên thị trường thấp, thiếu thông tin về thị trường trong khi giá cả vật tư đầu vào liên tục tăng trong thời gian qua.

Các đại biểu dự Hội nghị đã có nhiều ý kiến kiến nghị với các cấp các ngành tập trung chỉ đạo trong công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi như cấp thoát nước, điện…; tăng cường quản lý chất lượng con giống và các yếu tố đầu vào cho nuôi; liên kết chuỗi trong nuôi để tránh rủi ro cho người dân; quan trắc và cảnh báo môi trường và có thông tin cụ thể, kịp thời cho người nuôi.

Kết luận tại Hội nghị, ông Nguyễn Huy Điền đánh giá cao nỗ lực của các địa phương trong việc chỉ đạo sản xuất tôm nước lợ, mặc dù trong 5 tháng đầu năm 2015, có nhiều yếu tố bất lợi, các chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch chưa đạt nhưng các địa phương đã quyết tâm bám sát, chỉ đạo trong thời gian còn lại của năm sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Để đạt được điều này, PTCT đã đề nghị Vụ Nuôi trồng thủy sản phối hợp với các Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản tổ chức tập huấn và hướng với các Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản tổ chức tập huấn và hướng dẫn các địa phương thực hiện việc quan trắc, cảnh báo môi trường, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường phục vụ nuôi đồng thời thông báo kịp thời kết quả quan trắc cho người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các địa phương cần tăng cường tuyên truyền cho người dân không lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm nhằm nâng cao chất lượng; đẩy mạnh việc hợp tác trong nuôi, giữa người nuôi với người nuôi, người nuôi với doanh nghiệp.  

Fistenet, 10/06/2015
Đăng ngày 10/06/2015
Văn Ninh
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thời tiết nắng nóng kéo dàu, nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Ao tôm
• 08:00 30/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Hai loài cá sở hữu hàm răng giống con người

Trong tự nhiên không thiếu những động vật có răng, dưới đại dương cũng có rất nhiều loài cá sở hữu những chiếc răng để thuận tiện cho việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, hai loài cá dưới đây có bộ răng rất độc đáo: Một loài thì có hàm răng đều tăm tắp, còn răng của loài kia cứ như hút thuốc lâu ngày.

Cá răng người
• 20:55 30/04/2024

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thời tiết nắng nóng kéo dàu, nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Ao tôm
• 20:55 30/04/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 20:55 30/04/2024

Săn lùng loài ốc “ hoàng hậu” với giá đắt đỏ

Những năm gần đây, ốc hoàng hậu khá nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, được giới nhà giàu săn lùng mua dù có giá đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng. Tuy vậy chúng cũng khá khan hiếm, muốn thưởng thức loại ốc nữ hoàng này, khách thường phải đặt trước.

Ốc hoàng hậu
• 20:55 30/04/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 20:55 30/04/2024